Cao Bằng xưa nay luôn sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên, sông núi hữu tình vốn có của nó, có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng trong và ngoài nước. Vào ngày 12/4/2018, UNESCO công nhận Công viên địa chất non nước Cao Bằng là Công viên địa chất toàn cầu. Và đến với bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn 10 sự thật đang được ẩn náu về công viên địa chất non nước Cao Bằng nhé.
Có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc
Cao Bằng là vùng đất chứa đựng nhiều những nét văn hoá của dân tộc Việt Nam được lưu truyền từ bao đời nay. Những nét văn hoá có tầm ảnh hưởng trong nước lẫn ngoài nước in ấn trong mỗi người dân Việt Nam.
Mang đậm dấu ấn lịch sử dân tộc
Non nước Cao Bằng được biết đến là cái nôi của cách mạng, gắn liền với nhiều cuộc kháng chiến từ xa xưa, Cao Bằng đã trở thành nơi có bề dày lịch sử dày đặc nhất. Với bề dày lịch sử 520 năm xây dựng và phát triển, trải qua các thời kỳ lịch sử, Cao Bằng vẫn giữ được vai trò là đơn vị hành chính có vị trí chiến lược trọng yếu và xứng danh là “phèn đậu” vững chắc nơi biên cương phía Bắc của đất nước.
Non nước Cao Bằng đa dạng hoá sản phẩm du lịch
Nơi đây tập hợp các di sản địa chất tầm cỡ quốc tế có giá trị khoa học, giáo dục và thẩm mỹ đồng thời cùng các giá trị đa dạng sinh học, khảo cổ, lịch sử, văn hoá xã hội,…..tất cả đang được bảo tồn và phát huy một cách tổng thể. Nơi đây là nơi có nhiều kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ, đẹp đẽ có giá trị to lớn cho ngành du lịch Cao Bằng mỗi năm.
Con người Cao Bằng cùng vẻ đẹp vốn có
Đến với Cao Bằng bạn sẽ cảm nhận sự hiếu khách từ lời ăn tiếng nói đến cách đưa rượu của người dân Cao Bằng thật trong trẻo và chân chất. Cao Bằng không chỉ có cảnh đẹp mà người cũng đẹp, con người nơi đây mang một nét đẹp riêng kể cả trong lời ăn tiếng nói, dáng vóc của họ. Trong tâm hồn họ mang dòng máu của người Việt, biết quan tâm chăm sóc, đùm bọc lẫn nhau và hiếu khách mỗi khi đến chơi.
Nét độc đáo trong trang phục của người dân Cao Bằng
Nói đến nét đẹp của Cao Bằng thì một trong những điều khiến người ta lưu luyến nhất, đó là hình ảnh những bộ trang phục màu mè, đặc sắc của những chàng trai, cô gái nơi đây. Mỗi dân tộc trong Cao Bằng đều có trang phục khác nhau để biểu trưng những nét văn hoá dân tộc tiêu biểu khác nhau. Một bộ trang phục truyền thống không chỉ mang dấu ấn lịch sử mà còn thể hiện giá trị nghệ thuật, tín ngưỡng và khát vọng cao đẹp của từng dân tộc. Giữ gìn, phát huy những trang phục truyền thống góp phần quan trọng trong việc bảo tồn bản sắc các dân tộc.
Nhà sàn của người dân tộc Tày
Từ bao đời nay, những ngôi nhà sàn thể hiện rõ những phong tục, tập quán của người Tày. Nhà sàn của người Tày thường có từ 4 – 7 gian, gồm có 2 gian chính. Hiện nay những ngôi nhà sàn của người Tày đang được người dân nơi đây vận động và tuyên truyền giữ những nét truyền thống trong mỗi ngôi nhà, không thay đổi, làm mới kiến trúc mà cha ông ta đã để lại.
Nét đẹp văn hoá trong nghi thức mừng thọ của người Tày – Nùng.
Lễ mừng thọ được người Tày, người Nùng gọi là Pủ Liềng, Pủ Lường, nghĩa là bổ thêm lương vào bịch gạo. Được dành cho những người cao tuổi, thể hiện sự hiếu thảo của con dành cho bố mẹ đồng thời cũng là dịp cho những người cao tuổi nơi đây được vui chơi, ăn mừng với tuổi đời đã cao của mình.
Tết Đắp Nọi của dân tộc Tày – Nùng
Tết Đắp Nọi đã trở thành phong tục tập quán từ lâu đời, Tết Đắp Nọi như hoàn thiện, bổ sung cho Tết Nguyên Đán. Đến chơi với địa bàn người Tày – Nùng, bạn sẽ được tận hưởng Tết Đắp Nọi nơi đây, mang đậm giá trị văn hoá truyền thống.
Lễ hội văn hoá truyền thống của non nước Cao Bằng
Cao Bằng gắn liền nhiều với lễ hội văn hoá đặc sắc, trong đó tiêu biểu là 5 lễ hội lớn nhất thu hút nhiều vị khách du lịch ghé chơi mỗi năm: lễ hội Lồng Tồng, lễ hội đền Kỳ Sầm, lễ hội đền Vua Lê, lễ hội Mẹ Trăng, lễ hội du lịch thác Bản Giốc. Mỗi nghi lễ trong hội đều tôn lên những nét đẹp về văn hoá truyền thống dân tộc cũng như vẻ đẹp của những chàng trai, cô gái khỏe mạnh với những tiếng hò reo thể hiện rõ sức mạnh to lớn của các anh em dân tộc Cao Bằng.
Chợ phiên Cao Bằng nơi mang dấu ấn văn hoá
Nhắc đến Cao Bằng chúng ta sẽ bắt gặp hình ảnh chợ phiên của các dân tộc anh em với 55 phiên chợ huyện khác nhau. Cứ 5 ngày thì phiên chợ sẽ được tổ chức, phiên chợ là nơi để buôn bán, trò chuyện, sẻ chia,…..Là nơi giao thoa văn hoá của nhiều dân tộc anh em Cao Bằng. Chợ phiên trong những năm gần đây đang được bảo tồn và phát triển, giữ gìn những văn hoá, đời sống, phong tục truyền thống của các đồng bào dân tộc trên địa bàn.
Lời kết
Hy vọng bài viết trên đây sẽ đem đến những thông tin hữu ích cho những ai chưa biết đến non nước Cao Bằng nhé.